Mặc dù Tết trung thu đã gắn bó với người Việt Nam qua hàng trăm thế hệ. Nhưng không phải ai cũng biết rõ Tết Trung thu là gì, hay Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì? Có chăng mọi người chỉ biết là Tết Trung thu ngày mấy và mọi người thường làm gì trong ngày lễ đặc biệt này.
Nguồn gốc của Tết Trung thu từ đâu mà có?
Để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Tết trung thu là gì, mời bạn cùng Thủ Đô Hà Nội tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của ngày lễ này. Nếu biết được điều đó, chắc hẳn các bạn sẽ thấy Tết trung thu ý nghĩa và tình cảm hơn rất nhiều.
Tết trung thu được bắt nguồn từ một điển tích xưa được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Vào đêm rằm tháng 8 (ngày 15/08 âm lịch) trăng tròn và sáng rực, bầu trời lung linh, huyền ảo được điểm xuyết bởi hàng triệu ngôi sao lấp lánh, nhà vua mong muốn được một lần lên thăm cung trăng. Vị pháp sư cũng như là cận vệ của nhà vua là người có pháp thuật vô biên, dùng chiếc gậy thần biến thành một cây cầu bạc đưa nhà vua lên thẳng mặt trăng.
Khi lên đến nơi, 2 người được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Đặc biệt nhà vua được thưởng thức một loại bánh hình tròn, hương vị rất thơm ngon. Sau khi trở về cung điện, để tưởng nhớ ngày này, hàng năm đều sai đầu bếp làm lại loại bánh hình tròn thú vị trên và đặt tên nó là bánh trăng.
Cứ đến rằm tháng 8 nhà vua cùng các cận thần cùng ngắm trăng, ăn bánh và uống trà. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu và được mở rộng, lưu truyền trong dân gian. Bánh trăng trong truyền thuyết chính là bánh nướng, bánh dẻo phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam còn lưu truyền nhiều nguồn gốc khác của tết trung thu như: chú Cuội, chị Hằng hay thỏ Ngọc,…
Tết Trung thu ngày nay có gì khác biệt?
Tết trung thu chắc hẳn là ngày lễ được mong chờ nhất trong năm. Bởi lẽ, mỗi lần đến những dịp này ai đấy lại háo hức làm bánh trung thu, mùa sắm đồ chơi cho con nít, tổ chức phá cỗ ở gia đình, khu phố hoặc trường học.
Trước kia, tết trung thu được xem như ngày lễ của các em nhỏ (dưới 15 tuổi) do đó những câu chuyện, bộ phim, đồ dùng đồ chơi, hay bất kỳ loại trái cây, bánh kẹo nào cũng chủ yếu hướng đến tính thân thiện và phục vụ trẻ nhỏ. Nhưng giờ đây, đâu chỉ có trẻ em mới mong mỏi háo hức được đến ngày trung thu, mà chính các bạn trẻ thanh thiếu niên, người lớn hay người cao tuổi cũng ao ước được tham gia vào ngày Tết Trung Thu. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy ngày lễ này náo nhiệt và đông vui đến nhường nào.
Theo những câu chuyện cổ xa xưa, thì Tết Trung thu chỉ diễn ra vào 1 ngày duy nhất đó là Rằm tháng 8 hàng năm (tức là ngày 15 tháng 8 Âm lịch). Nhưng trong xã hội hiện đại như ngày nay, Tết trung thu được kéo dài hàng tháng trước đó. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở công việc chuẩn bị cho ngày Trung thu chính thức, tức là ngày Rằm tháng 8 Âm lịch.
Cũng giống như bao nhiêu ngày lễ khác trong năm, Tết trung thu cũng có nguồn gốc riêng của nó. Câu chuyện này diễn ra khá ly kỳ và hấp dẫn, khiến không ít người nghe phải tò mò. Đâu chỉ ở nguồn gốc ra đời, Tết Trung thu ở Việt Nam cũng gắn với rất nhiều câu chuyện thú vị dành cho trẻ nhỏ, trong đó phải kể đến các nhân vật vô cùng ấn tượng như: Chú cuội, Chị Hằng, Ông Trăng, Thỏ Trắng,…
Trung thu có tên gọi khác là gì? Tết trung thu tiếng anh là gì?
Bắt nguồn từ điển tích trên, tết trung thu còn có tết gọi khác là tết trông trăng, tết đoàn viên. Ngoài ra còn được gọi là tết thiếu nhi.
Tết thiếu nhi: bởi dĩ có tên gọi này vì các hoạt động diễn ra trong dịp lễ đều xoay quanh, chú trọng vào trẻ em. Trung thu là ngày lễ mà bọn trẻ hào hứng và mong chờ nhất trong năm. Các bé sẽ được người lớn mua cho đồ chơi, bánh kẹo, quần áo mới. Vào đêm rằm tháng tám, bọn trẻ sẽ rủ nhau đi rước đèn, múa lân, tham gia những trò chơi dân gian và phá cỗ. Mâm cỗ sẽ có nhiều loại hoa quả nhưng được tạo hình thành những con vật dễ thương như: con chó bưởi, chú ếch ổi,….
Tết trông trăng, tết đoàn viên: vào dịp lễ này tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau sum vầy, quây quần bên nhau cùng ngắm trăng và thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo. Dù có bận rộn công việc hay sinh sống ở xa nhà đến đâu, mọi người đều cố gắng trở về nhà đoàn tụ cùng với bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.
Không chỉ phổ biến ở Việt Nam hay các nước châu Á mà tết trung thu còn được biết đến ở nhiều quốc gia phương tây. Trong tiếng anh, tết trung thu là Mid-autumn festival có nghĩa là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu.
Tết trung thu ngày mấy?
Tết trung thu được tổ chức vào mùa thu, đúng ngày rằm tháng 8, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch. Đây là ngày mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Đồng thời cũng là lúc người nông dân thu hoạch xong mùa vụ, ăn mừng mùa màng bội thu. Vì diễn ra vào giữa thu nên đồ cúng lễ, thắp hương chủ yếu là các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như: ổi, bưởi, hồng đỏ,…
Ẩm thực đặc trưng tết trung thu
Nhắc đến trung thu không thể không nói đến bánh nướng, bánh dẻo – ẩm thực đặc trưng nhất của dịp tết này. Bởi vậy mà 2 loại bánh này được gọi luôn là bánh trung thu. Vỏ bánh nướng là bột mì trộn với dầu ăn và đường mạch nha để sau khi nướng chín sẽ có màu vàng nâu óng ánh, hấp dẫn. Vỏ bánh dẻo không phải bột mì nữa mà là bột gạo nếp đã được rang thơm, nhào cùng nước đường kính trắng, tinh dầu hoa bưởi mùi hương thoang thoảnh.
Nhân bánh truyền thống là nhân thập cẩm – hỗn hợp của nhiều loại thực phẩm như: lá chanh thái nhỉ, thịt heo mỡ, mứt dừa, hạt dưa và lạp xưởng. Bánh xong khi được nặn xong sẽ được ép vào khuôn với nhiều hoạ tiết trang trí khác nhau.
Bánh trung thu ngày này được cải biên từ hình dáng đến hương vị. Không chỉ có các kiểu bánh hình tròn thì giờ đây còn có bánh hình vuông, hình các con vật như: heo, cá chép, gà,… – những loại vật tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Nhân bánh cũng được biến tấu giảm độ ngọt với các hương vị hiện đại hơn. Các bánh nhân trà xanh, hạt sen, socola, khoai môn, đậu đỏ,… rất được các bạn trẻ ưu chuộng.
Tuổi thơ của mỗi người đều gắn liền những kỷ niệm vui vẻ, đầm ấm trong dịp tết trung thu. Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhịp sống ngày càng hối hả, tấp nập, người ta dường như quên đi và xem nhẹ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong thực tế, không mấy bạn trẻ trả lời chính xác được câu hỏi: Tết Trung thu là gì hay Tết Trung thu có ý nghĩa gì?
Bài viết trên đây đã chia sẻ với quý vị tất cả những thông tin hữu ích nhất liên quan đến ngày Tết Trung thu như: Tết trung thu là gì, Tết trung thu ngày bao nhiêu hay Tết trung thu tiếng Tiếng Anh là gì. Tết trung thu không đơn thuần là 1 ngày lễ vui chơi của tất cả mọi người, mà còn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Gìn giữ, phát huy và hưởng ứng phong tục tập quán có giá trị sâu sắc của người Việt là trách nhiệm của mỗi người công dân trong xã hội hiện đại.