Tết là gì? Tết là ngày mấy? Tết vào ngày bao nhiêu?
Chắc hẳn rất nhiều người sẽ cười khi nghe tới câu hỏi Tết là gì hoặc Ngày bao nhiêu là tết. Tết dường như đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Chỉ cần nhắm mắt chúng ta cũng có thể nói ngay Tết là ngày chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, được tính từ ngày 1 tháng 1 Âm lịch hằng năm (Tết Nguyên Đán) hay Ngày 1 tháng 1 Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây).
Tuy nhiên, ngày Tết theo quan điểm này vẫn chưa đầy đủ, bởi lẽ nó chỉ mang sắc thái của ngày chào đón năm mới, mà chưa thể hiện hết các ngày lễ tết của năm. Ví dụ như: Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ, Tết Nguyên Tiêu, Tết Hàn Thực, Tết Vu Lan,… Nếu như hiểu rõ ý nghĩa của những ngày lễ này, chắc hẳn bạn sẽ thấy câu hỏi Tết là gì, hay Tết vào ngày bao nhiêu không dễ dàng chút nào.
Kiến thức về những ngày lễ tết trong năm quả thực không ít chút nào. Thông thường, bạn sẽ phải nhớ rất nhiều ngày khác nhau; nói nôm na là mốc thời gian để tổ chức các dịp Tết đặc biệt của quê hương, trong đó Tết Nguyên Đán chỉ là 1 phần của những ngày Tết này.
Hầu hết các dịp tết của quê hương đều có ý nghĩa riêng của nó, và gắn liền với một giai thoại, truyền thuyết hay câu chuyện cảm động nào đó. Nếu bạn biết hết tất cả những điều này, chắc chắn không thể thờ ơ mỗi khi tết đến, kể cả khi đó không phải là những ngày Tết quen thuộc như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung thu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất Tết là gì? Và Tết là ngày mấy. Qua đó giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn mỗi dịp Tết đến.

Tết là gì?
Tết là phiên âm của chữ “tiết” trong tiếng Hán Nôm, có nghĩa là một khoảng thời gian nhất định trong năm. Từ xưa Việt Nam ta là đất nước nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước. Đa số người dân là nông dân trồng trọt, chăn nuôi. Đặc điểm của ngành nông là trong một năm sẽ chia ra 2 mốc thời gian là: thời vụ và nông nhàn.
Trong thời vụ, người nông dân rất bận rộn với việc gieo mạ, bừa đất, cấy cày,… Người lạ thời kỳ nông nhàn là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một mùa vụ vất vả, mệt nhọc vì vậy đa số các dịp tết sẽ diễn ra trong những tháng này. Đây cũng là dịp để người dân ăn mừng mùa màng bội thu.
Điểm chung của tất cả các dịp lễ tết là bao gồm 2 phần chính “lễ và hội”. Phần lễ thông thường là công việc thắp hương, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên – những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta, hoặc các vị anh hùng dân tộc đã đóng góp công sức to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Sau phần lễ là phần hội. Riêng từ “Hội” đã thể hiện phần nào tính chất tươi vui, náo nhiệt, và sự tham gia của rất nhiều người. Các dịp lễ Tết trong năm là cơ hội hiếm hoi để các thành viên trong gia đình trở về bên nhau, cùng quây quần tụ họp trong bữa cơm gia đình. Dù ai đó đi xa đến mấy cũng mong muốn trở về gia đình thân yêu mỗi dịp Tết đến.
Nỗi nhớ nhà hay tâm nguyện hướng về quê hương dường như bùng cháy khi ngày Tết cận kề. Tình cảm đó thôi thúc tìm đến người thân để chia sẻ tất cả niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau đi chơi, làm lễ, tham gia ngày Hội của địa phương, hay đơn giản chỉ là ngồi bên nhau để thưởng thức những món ăn đặc biệt của Ngày Tết đó.
Mỗi ngày Tết của Việt Nam đều có ẩm thực riêng của nó. Ví dụ như: Ngày Tết Nguyên Đán có bánh chưng, bánh tét; Ngày Tết Hàn Thực có bánh trôi, bánh tray; Ngày Tết Đoan Ngọ có bánh gio và rượu nếp,… Trong xã hội phát triển như ngày nay, bạn dễ dàng tìm kiếm những món ăn đó tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, mà không cần chờ đến ngày lễ tết chính thức. Tuy nhiên, những món ăn đó sẽ được dùng phổ biến hơn vào đúng dịp đặc biệt của nó.
Điều này được hiểu như một phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Mọi người thực hiện nó không chỉ vì yêu thích ẩm thực, mà còn là tinh thần hướng về quê hương, cội nguồn, và cùng nhau đề cao những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Các dịp tết trong năm của người Việt Nam
Các ngày tết của người Việt Nam trải đều hầu hết các tháng của năm. Theo các sử gia của nước ta, dân tộc Việt Nam thực chất có đến 10 dịp lễ tết khác nhau. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại mà nhiều bạn trẻ dường như quên mất một số ngày Tết truyền thống của quê hương (hoặc địa phương nơi mình sinh sống). Đa số mọi người chỉ nhớ đến những ngày Tết đông vui nhất của năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu,…
Để giúp bạn hồi tưởng lại tất cả những ngày lễ tết quan trọng của quê hương, bài viết dưới đây Hanoi1000 sẽ chia sẻ tới bạn tên gọi và ý nghĩa của 10 ngày tết được cho là gắn với sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam.
Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên đándiễn ra trong 3 ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm (ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng Giêng). Trong dịp tết Nguyên Đán này, người Việt có tập tục mừng tuổi, đi chúc tết, du xuân,… Mâm cỗ thắp hương cúng gia tiên cũng rất thịnh soạn, ít nhất phải có trên 4 món, điển hình nhất có thể kể đến như: bánh trưng, bánh tét, nem rán, chả lụa, thịt kho, canh măng, cá lóc, canh khổ qua nhồi thịt,.. Đó là những món ăn chỉ cần nghe đến tên thôi là thấy rất hấp dẫn.
Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu hay còn tên gọi khác là tết Thượng Nguyên rơi vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm – rằm tháng giêng (ngày 15/01 âm lịch). Trong ngày tết này mọi người thường đi lễ chùa, thắp hương cầu bình an, sức khoẻ và may mắn.
Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực diễn ra trong ngày 3/3 âm lịch, bắt nguồn từ một điển tích xa xưa của Trung Quốc đề cao lòng trung thành, sự chăm chỉ. Nét đặc trưng của tết Hàn Thực chính là bánh trôi, bánh chay. Hai loại bánh này được nặn từ bột nếp loại nếp cái hoa vàng ngon nhất, nhân bên trong là nhân đường hoặc đậu xanh xay nhuyễn. Hình tròn của bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn, sung túc.
Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh vào dịp lễ này người Việt sẽ sửa sang, dọn dẹp, tảo mộ, bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những người đã khuất. Từ ngày mùng 6/3 đến 20/3 mọi gia đình sẽ chuẩn bị, sắp xếp thời gian về quê dọn cỏ, đắp đất cho phần mộ ông bà, người thân. Đây là dịp lễ thể hiện được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.
Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch và có tục lệ diệt sâu bọ gây hại. Mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ thường là các loại quả chua như mận, đào. Ngoài ra còn có cơm rượu nếp, bánh gio,… Theo quan niệm của người xưa, những loại thực phẩm này có thể diệt trừ được nhiều loại ký sinh trong hệ tiêu hoá con người.
Tết Trung Nguyên (Vu Lan)
Tết Vu Lan ngày rằm tháng bảy hàng năm (15/07 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Cũng vào ngày này, các gia đình sẽ cúng lễ cho những linh hồn bơ vơ, không có người thân, không được ai thờ cúng.
Tết Trung Thu
Tết Trung Thu là tết của thiếu nhi, diễn ra vào ngày rằm tháng tám – ngày trăng tròn đều nhất trong năm. Cả nhà cùng nhau quân quầy ngắm trăng, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo và uống trà. Lũ trẻ trong xóm sẽ rủ nhau đi rước đèn, múa lân, phá cỗ.
Ngoài ra còn có rất nhiều các ngày tết khác như: tết Táo Quân, tết Khai Hạ, tết Trùng Cửu, tết Trùng Dương, tết Trùng Thập, tết Hạ Nguyên, Tết Cơm Mới,…
Với một đất nước có lịch sử kéo dài hàng nghìn năm như Việt Nam, thì việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp là điều tất yếu. Và một trong những điều làm nên truyền thống văn hóa bất tận của Việt Nam chính là Lễ Tết. Tết là gì, hay Tết vào ngày bao nhiêu không còn là câu hỏi “khó” với bất kỳ ai, nếu như chúng ta được trải nghiệm trọn vẹn những ngày tết đó.
Tết quê hương ẩn chứa ý nghĩa thiết thực về tình người, tình yêu quê hương đất nước, và sự giáo dục các thế hệ tương lai về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Các bạn trẻ hôm nay nên biết Tết là gì và ngày bao nhiêu là Tết. Có như vậy, chúng ta mới có thể chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng chào đón những ngày Lễ Tết trọn vẹn nhất.