Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm được xem là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Thủ Đô. Đến với Hà Nội, du khách Quốc tế không thể bỏ qua Hồ Gươm. Những gì tinh túy của Hà Nội đều quy tụ ở nơi đây.
Vị trí của Hồ Gươm
Không quá lời khi nói rằng, Hồ Gươm sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ Đô. Bao quanh Hồ Gươm là 3 con phố lớn: Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng. Từ vị trí Hồ Gươm, du khách dễ dàng đi đến các con phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can,… Đi xa hơn một chút, bạn sẽ đến được Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền,… Đây toàn là những phố cổ Hà Nội có lịch sử nghìn năm văn hiến.
Chưa một địa danh nào tại Hà Nội lại thuận tiện như Hồ Gươm. Đến với Hồ Gươm, du khách không chỉ đi bộ, thăm thú, vãn cảnh hồ nước (Tháp Rùa). Cái chính là thăm quan hệ thống phổ cổ xung quanh. Khám phá nét đặc sắc trong kiến trúc, ẩm thực và lối sống nơi đây. Nói đúng hơn là tìm hiểu văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hạ Thành.
Tại Hà Nội có quá nhiều địa danh đẹp, xứng đáng để du khách chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, “cái chất” của Hà Nội thể hiện rõ nhất ở Hồ Gươm. Nơi đây thể hiện đúng bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Một Hà Nội cổ kính, nhẹ nhàng, thanh cao như bừng sáng tại Hồ Gươm. Khách du lịch luôn dành tình cảm đặc biệt cho Hồ Hoàn Kiếm.
Lịch sử Hồ Gươm Hà Nội
Hồ Gươm Hà Nội không đơn thuần là địa điểm du lịch. Nói đúng hơn nó là di tích lịch sử trên đất Hạ Thành, đại diện cho thời kỳ lịch sử oanh liệt và hào hùng nhất.
Khi giới thiệu Hồ Gươm, không mấy ai nhắc đến các dịch vụ du lịch (thăm quan, vãn cảnh, ăn uống, vui chơi-giải trí). Điều đầu tiên họ nói đến chính là: các giai thoại lịch sử gắn liền với Hồ Gươm. Nếu ai đã từng nghe sự tích Hồ Gươm, chắc không quên được ý nghĩa câu chuyện.
Trước kia Hồ Gươm có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm. Hai từ “Hoàn Kiếm” dịch theo nghĩa Hán Nôm nghĩa là: Hoàn trả Kiếm (Tức là đem trả lại kiếm cho ai đó). Địa điểm Hồ Gươm có cách đây hàng nghìn năm trước. Lúc đó, người ta gọi Hồ này bằng nhiều cái tên khác nhau. Ví dụ như: Hồ Lục Thủy (do nước hồ có màu xanh biếc); Hồ Thủy Quân (do nhà vua hay duyệt thủy quân trên Hồ).
Vào Thế kỷ 15, nước ta bị giặc ngoại xâm triền miên. Chúng ra sức đàn áp, bóc lột dân chúng, uy hiếp triều đình. Thấy vậy, Long Vương quyết định cho vua Lê Thái Tổ mượn kiếm thần của mình. Từ khi có thanh kiếm trong tay, quân ta đánh đâu thắng đó. Quân địch được phen khiếp sợ, đầu hàng chịu thua.
Chẳng bao lâu sau, đất nước hết bóng quân thù, nhân dân yên tâm làm ăn, sinh sống. Một ngày đẹp trời, vua Lê Thái Tổ đi dạo trên Hồ Lục Thủy. Rùa thần hiện lên, yêu cầu đức vua trả lại kiếm. Ngài đưa kiếm vào miệng Rùa, Rùa ngậm chặt kiếm rồi lặn sâu xuống đáy hồ. Từ đó trở đi, Đức vua đổi tên Hồ Lục Thủy thành Hồ Hoàn Kiếm (tức trả lại kiếm). Sự tích “Rùa Thần lấy kiếm” lưu truyền đến tận bây giờ.
Ngày nay, tại Hồ Gươm vẫn còn 1 cụ Rùa sinh sống. Theo ước tính, tuổi thọ của Rùa Hồ Gươm phải đến vài trăm năm. Một giả thiết đặt ra: Liệu đây có phải rùa thần năm xưa. Hay là một cụ Rùa khác. Câu chuyện này vẫn mãi là bí ẩn. Nó có sức hút nhất định với các du khách Quốc tế.
Năm 1884, khi Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam. Họ đã xây dựng, thay đổi khá nhiều quanh cảnh Hồ Gươm. Các phố cổ Hà Nội (xung quanh vị trí Hồ Gươm) là do Pháp thiết kế và thi công. Chiến tranh đã kết thúc, đất nước hoàn toàn thống nhất. Nhưng Việt Nam vẫn giữ lại những kỳ quan của Pháp thuộc. Chúng ta tiếp tục bảo tồn và phát triển nó.
Xét trên 1 phương diện nào đó, đây chính là tuyệt tác nghệ thuật. Đại diện cho một giai đoạn lịch sử bi ai, hoành tráng. Hồ Gươm xứng đáng là trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Những địa danh không thể bỏ lỡ tại Hồ Gươm
Hình ảnh Hồ Gươm gắn liền với biết bao cảnh đẹp, món ăn, hàng hóa,… Đến Hồ Gươm, du khách như chìm đắm trong văn hóa Hà Nội. Những gì đẹp nhất, tinh túy nhất đều có ở Hồ Hoàn Kiếm. Riêng đây thôi, cũng đủ thấy Hồ Gươm Hà Nội hấp dẫn đến nhường nào. Sẽ thật đáng tiếc, nếu bạn bỏ lỡ những địa danh sau của Hồ Gươm.
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn nằm ngay trên Hồ Hoàn Kiếm, nối với bờ bằng một chiếc cầu nhỏ. Người ta gọi nó là Cầu Thê Húc. Chắc hẳn, không có chiếc cầu nào lại có màu đỏ đặc trưng như Cầu Thê Húc. Chiếc cầu này có thiết kế đặc biệt, nó không giống bất kỳ cây cầu nào trên thế giới.
Dáng cầu Thê Húc cong giống hình con tôm. Trụ cầu được làm từ xi măng cốt thép. Riêng phần sàn cầu và lan can cầu làm bằng gỗ. Chất liệu gỗ có độ bền hàng trăm năm, không bị mối mọt hay xuống cấp qua thời gian.
Đền Ngọc Sơn đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội. Ngôi đền này hội tụ cả 3 yếu tố: Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo Giáo. Đến với Đền Ngọc Sơn, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, có 1 không 2. Thể hiện rõ quan niệm tín ngưỡng của người Việt.
Đền Ngọc Sơn đón tiếp hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Người Hà Nội có thói quen đến Đền Ngọc Sơn vào ngày đầu năm mới, mùng 1, hay ngày rằm. Họ thắp hương, làm công đức để xin phước lành cho bản thân và gia đình.
Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Việt Nam là quốc gia duy nhất có bộ môn nghệ thuật múa rối nước. Du khách Quốc tế đặc biệt yêu thích bộ môn này. Có ý kiến cho rằng: Múa rối nước Việt Nam mô tả chân thực, sinh động, có phần hài hước về lối sống người Việt. Giai điệu lúc trầm lúc bổng, lời hát thánh thót ngân nga, những chú rối ngộ nghĩnh đáng yêu,… tất cả như bừng sáng trên mặt nước yên ả.
Múa rối nước thực chất là những vở kịch rối. Mỗi vở kịch là 1 câu chuyện đặc sắc, ấn tượng. Kể về cuộc sống hằng ngày của người lao động: đơn sơ, mộc mạc. Nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bạn sẽ cảm nhận được linh hồn người Việt khi xem múa rối nước.
Phố đi bộ Hồ Gươm
Hình ảnh Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với phố đi bộ. Xuất hiện cách đây chừng 10 năm, phố đi bộ Hồ Gươm đã trở thành điểm đến HOT nhất Hà Nội. Hiểu một cách đơn giản nhất, Phố đi bộ như một hội chợ khổng lồ – quy tụ tất cả hàng hóa, sản phẩm, đồ ăn. Có thể nói, phố đi bộ cái gì cũng có. Từ mặt hàng thời trang, phụ kiện, đồ lưu niệm, thiết bị điện tử, cho đến ẩm thực, vui chơi giải trí. Bạn cần mua gì, cứ đến phố đi bộ Hồ Gươm. Giá cả siêu rẻ, phù hợp với tất cả mọi người.
Phố đi bộ chỉ mở cửa vào các ngày nhất định. Thông thường là: Tối thứ 6, Tối Thứ 7 và Tối Chủ Nhật. Bắt đầu từ 6 giờ tối hôm trước cho đến 6 giờ sáng hôm sau. Phố đi bộ kéo dài qua hầu hết các phố cổ xung quanh Hồ Gươm. Đến với phố đi bộ, bạn sẽ không bao giờ thấy chán. Có quá nhiều thứ hấp dẫn ở đây. Nào thì các gian hàng bán sản phẩm (hàng hóa); đủ các thứ trên đời.
Nếu đói bụng, bạn có thể dừng chân tại các quán ăn. Những món ăn mới lạ, hấp dẫn đều có mặt ở đây. Giá cả rất bình dân nhé, không đắt đỏ như trong quán ăn đâu. Riêng một khu vực ở phố đi bộ là các trò chơi dân gian. Mọi người tự tổ chức chơi với nhau, bạn có thể tham gia nếu muốn.
Một số trò điển hình như: kéo co, ô ăn quan, bóng chuyền, trượt ba tanh,… Đâu đó là một nhóm ca sĩ đường phố, họ hát và chơi nhạc cụ miễn phí. Nhiều người hát rất hay, bạn dễ dàng chìm đắm trong không gian âm nhạc.
Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản về Hồ Gươm. Nơi đây còn nhiều điều thú vị hơn nữa. Bạn phải mới đến Hồ Gươm ít nhất 2-3 lần, mới cảm nhận hết sự tuyệt vời của nó. Không đương nhiên mà khách du lịch yêu mến nơi này. Hình ảnh Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với Thủ Đô xinh đẹp. Nó đại diện cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.